Posted by : Jessica123 Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Một doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường hoàn toàn khác với một đơn vị kinh tế hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở chỗ nó không phải là một đơn vị kinh tế chấp hành theo mệnh lệnh của cấp trên mà là một chủ thể kinh doanh đối mặt với thị trường.

Doanh nghiệp có toàn quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm về quá trình kinh doanh của mình trong khuôn khổ pháp luật quy định. Để đảm bảo duy trì và phát triển lâu dài, doanh nghiệp phải biết chăm lo và bảo đảm quyền lợi cho người lao động hay nói cách khác doanh nghiệp phải bảo đảm thống nhất giữa lợi ích tập thể của cán bộ công nhân doanh nghiệp và lợi ích chung của hệ thống kinh tế quốc dân - sự thống nhất chung về mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế- xã hội ngày một cao sẽ là bảo đảm chắc chắn cho sự nhất trí chung của toàn bộ doanh nghiệp.



Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường cần phải thay đổi để:

Phù hợp với chính sách kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường, các chính sách sẽ tác động thần kỳ đến số phận của mỗi con người hay doanh nghiệp. Nó có thể biến một người nông dân trở thành tỷ phú sau một đêm hoặc ngược lại một doanh nhân thành đạt trở thành một kẻ trắng xoá cả hai tay. Các chính sách ra đời hàng năm về thuế, quy hoạch, tạo ra cả hai, cơ hội và nguy cơ. Người biết dự báo và tận dụng nó sẽ có công cụ mới để cạnh tranh hoặc biến nó trở thành lợi thế. Ngược lại, sự thiếu sáng tạo, không nắm bắt thông tin sẽ khiến cho cá nhân đó, doanh nghiệp đó trở thành nạn nhân do thiếu may mắn.  
Luật pháp các chính sách và cơ chế của nhà nước đối với ngành kinh doanh. Nhà quản trị phải lưu ý tới các yếu tố trên nhằm tiên đoán những thay đổi quan trọng về chính trị trong nước, khu vực và trên thế giới để có những quyết sách đúng đắn trong kinh doanh. Chúng ta có thể xem xét một số khía cạnh ảnh hưởng của môi trường chính trị đến hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn, mối quan tâm hàng đầu của nhà nước được thể hiện trong sự thay đổi của luật kinh doanh là bảo vệ các doanh nghiệp, nhưng đồng thời nó lại kích thích tính chất cạnh tranh và giữ thái độ trung gian khi phải đối phó với những xung đột trong cạnh tranh. Điều này bắt buộc mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển phải biết bám chặt hành lang pháp luật để hành động.


Đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng: Khách hàng là người đang và sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất tới sự sống còn của doanh nghiệp. Tính chất quyết định của khách hàng thể hiện trên các mặt sau: Khách hàng quyết định sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp được bán theo giá nào. 

Trên thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà người tiêu dùng chấp nhận. Nhờ kinh tế thị trường mà hàng hoá cũng ngày càng phong phú đa dạng hơn, cũng luôn có xu hướng lớn hơn cầu, kinh doanh ngày càng khó khăn, mức độ rủi ro cao, các doanh nghiệp muốn thành công thì mới thoả mãn tốt nhu cầu khách hàng, mọi hoạt động kinh doanh đều hướng vào khách hàng. 

Giá cả hàng hoá được xác định thông qua cung cầu trên thị trường, cạnh tranh. Phương thức bán và phương thức phục vụ khách hàng là do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị trường phát triển, người mua có quyền lựa chọn người bán theo ý thích của mình và đồng thời quyết định phương thức phục vụ của người bán. Điều này cho thấy tính chất quyết định của khách hnàg làm cho thị trường chuyển từ thụ trường người bán sang thị trường người mua, khách hàng trở thành thượng đế.

Còn tiếp....

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Tin tức cập nhật hàng đầu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -